Một số dạng toán trong đề thi vào 10 của Hà Nội – Một số lỗi hay gặp của học sinh

Một số dạng toán trong đề thi vào 10 của Hà Nội - Một số lỗi hay gặp của học sinh

Trong đề thi Toán lớp 10 thường có 6 chuyên đề thường gặp. Để ghi điểm trọn vẹn những dạng này, học sinh cần nắm chắc phương pháp giải đối với từng dạng bài, đồng thời rút ra kinh nghiệm khi làm bài thi. Đây là cái nhìn tổng quan về phía các giáo viên và các bạn học sinh có thể tham khảo và rút kinh nghiệm cho mình.

DownloadBộ cẩm nang ôn thi vào lớp 10 này khá chi tiết, được Khai Tâm Edu chọn lọc và tổng hợp để các bạn có thể hình dung rõ nhất những dạng bài toán thường gặp. Các bạn có thể Down quyển cẩm nang này theo link bên cạnh. Chúc các bạn ôn và thi tốt.

Chuyên đề 1: Bài toán biểu thức chứa căn thức và vận dụng.

Học sinh thường mắc các lỗi sau: Trong trình bày học sinh thiếu điều kiện biến đổi; phân tích đa thức chứa căn hay trong rút gọn biểu thức. Sai làm trong quy tắc đổi dấu và chứng minh biểu thức luôn âm, dương.

Trong câu vận dụng, học sinh quên đối chiếu điều kiện dẫn đến kết luận sai. Trong vận dụng nâng cao có một số dạng toán thường là “bẫy” với học sinh: Tìm x để biểu thức A nguyên; Tìm giá trị lớn nhất – nhỏ nhất; Tìm x thỏa mãn điều kiện phương trình; …..

Chuyên đề 2: Phương trình – Phương trình chứa căn – Hệ phương trình.

Bài toán biện luận phương trình bậc hai và vận dụng hệ thức Vi-et.

Trong dạng toán này học sinh vẫn thường quên điều kiện, kết hợp sai điều kiện. Sử dụng phương pháp bình phương hai vế trong phương trình chứa căn không chuẩn. Trong câu lấy điểm 10 có thể có dạng giải phương trình – hệ phương trình bằng phương phát đặt ẩn phụ. Học sinh lưu ý điều kiện dưới dấu căn, mở dấu giá trị tuyệt đối hay….

Học sinh thường sai điều kiện đenta có dạng bình phương, điều kiện để phương trình có hai nghiệm phân biệt. Phương pháp tách biểu thức về dạng: A2 + m, phương pháp biến đổi biểu thức chứa hai nghiệm đưa về tổng, tích các nghiệm. Phân biệt rõ các trường hợp biểu thức chứa dấu căn, chứa giá trị tuyệt đối.

Đặc biệt trong bài toán vận dụng cao: Bài toán tìm m để biể thức đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, các nghiệm nguyên hay hữu tỉ ….

Chuyên đề 3: Giải toán bằng cách lập phương trình – hệ phương trình

Các bài toán chủ yếu là bài toán liên quan đến chuyển động; năng suất; phần trăm; bài toán chung riêng và các bài toán có yếu tố hình học. Học sinh làm bài thường thiếu điều kiện, thiếu đơn vị khi đặt ẩn, trình bày vắn tắt, thiếu lập luận hoặc lập luận không logic để đưa ra phương trình, quên đối chiếu đáp án với điều kiện quên kết luận.

Chuyên đề 4: Hàm số bậc nhất và bậc hai.

Học sinh cần chú ý trong vẽ đồ thị lấy chính xác các điểm chọn, chia đơn vị trên các trục bằng nhau và chuẩn các giao điểm của đường thẳng và Parabol trong bài toán tương giao đồ thị.

Trong bài toán tính diện tính tam giác OAB (theo m) cần chứng minh A, B nằm về hai phía hay 1 phía của Oy, cần chỉ ra giao điểm của đường thẳng và trục Oy. Vận dụng hệ thức Viet để tính diện tích tam giác OAB (A, B là các giao điểm).

Ngoài ra, các bài toán cần chú ý là: Tìm m để các nghiệm là độ dài các cạnh, hoặc các nghiệm là giá trị dưới căn cần lưu ý bổ sung hai nghiệm đều dương.

Chuyên đề 5: Hình học

Học sinh cần chú ý các bài toán – kỹ năng chứng minh:

– Chứng minh tứ giác nội tiếp theo 4 dấu hiệu

– Chứng minh các đẳng thức hình học (Được suy ra từ các cặp tam giác đồng dạng hay hệ thức lượng trong tam giác, tính chất đường trung tuyến hay hệ thức Talets).

– Chứng minh các góc bằng nhau (Sử dụng góc với đường tròn).

– Chứng minh hai đường thẳng vuông góc, song song (Dựa vào các dấu hiệu đã học), Chứng minh ba điểm thẳng hàng, chứng minh điểm đặc biệt.

– Chứng minh vị trí tương đối của các đường tròn. ……

Chuyên đề 6: Bất đẳng thức

Chuyên đề này thường xuất hiện trong đề thi như một câu hỏi khó, dùng để phân loại học sinh. Để giải bài toán học sinh có thể ứng dụng kiến thức về bất đẳng thức Cô si, bất đẳng thức Bunyacovsky, tính chất bắc cầu, tính chất liên hệ giữa phép nhân và phép chia, phép cộng và phép trừ….

Chuyên đề này được viết rất chi tiết trong sách ôn thi vào 10 của Sở giáo dục Hà Nội. Để nâng cao và củng cố chuyên đề này học sinh chỉ cần luyện trong các đề thi hàng năm và đề thi thử là cũng rất ổn. Để ôn chuyên thì các bạn cần phát triển ở mức tốt hơn.

Chúc các em có một kỳ thi tốt!

Để ủng hộ chúng tôi, vui lòng Like, Đăng ký và chia sẻ các chương trình học hữu ích của chúng tôi trên tường của các bạn nhé!

🍀🍀🍀 MIỄN PHÍ HỌC THỬ! 🍀🍀🍀

🍀🍀🍀 BỔ SUNG KIẾN THỨC NHANH NHẤT! 🍀🍀🍀

BÀI TẬP CẦN CHÚ Ý TRONG BÀI THI VÀO 10 – Phần 1
 

 


KHÓA HỌC CAM KẾT 8+; 9 + TRONG CÁC KỲ THI:

Thi giữa kỳ, cuối học kỳ 1 & 2

Phụ huynh đăng ký khóa học Online hoặc Offline tại các cơ sở của Khai Tâm sẽ được cam kết:

  • Hoàn 100% học phí nếu con không tiến bộ.
  • Hoàn 100 % học phí nếu con KHÔNG ĐỖ.

Với việc đánh giá chính xác năng lực học tập của con, đưa ra lộ trình học tập phù hợp và giúp con tiến bộ rõ rệt ngay tháng đầu tiên con tham gia học tập. Khai tâm edu sẽ giúp con thay đổi ĐIỂM SỐ và THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP học tập nhanh nhất.

Liên hệ đăng kí : 0246.2927.005 – 0964.099.292