Đáp án đề thi Đại Học môn Địa Lý khối C năm 2013 đầy đủ và chính xác nhất. Bao gồm gợi ý đáp án của chuyên gia các thầy cô đang là giảng viên các trường Đại học Cao đẳng và Đáp án chính thức của Bộ GD & ĐT.
Đề thi môn Địa Lý khối C năm 2013:
Gợi ý đáp án của các thầy cô:
I. Phần chung dành cho tất cả thí sinh
Câu 1:
1. Trình bày khái quát về biển Đông, các thiên tai chính ở ven biển nước ta:
Biển Đông là một vùng biển rộng, với diện tích 3,477 triệu km2.
Là biển tương đối kín (phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo).
Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Tính chất này của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố: nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thủy triều, hải lưu và sinh vật biển.
* Biển Đông bên cạnh nhiều đặc điểm thuận lợi về tự nhiên và cho giá trị kinh tế cao thì cũng chứa ẩn nhiều hiểm họa, thiên tai mà năm nào cũng gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.
Bão: Trung bình mỗi năm có từ 9 – 10 cơn bão, trong đó khoảng 3- 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào đất liền. Bão lớn kèm sóng lừng, mưa lớn, lũ lụt, ngập úng trong thời gian dài trên nhiều khu vực.
Hiện tượng sạt lở bờ biển: Hiện nay ở nhiều khu vực bờ biển đã và đang có nguy cơ sạt lở lớn nhất là ở dải bở biển Trung Bộ.
Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng đặc biệt ở ven biển miền Trung. Làm cho diện tích đất nông nghiệp thu hẹp và gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân
2. Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
Số dân và tỉ lệ dân thành thị đang tăng dần qua các năm: Năm 1990 tỉ lệ dân thành thị là 19,5% đã tăng lên 26,9% năm 2005.
Phân bố đô thị không đều giữa các vùng: Hầu hết các đô thị lớn đều tập trung ở những khu vực có vị trí và địa hình thuận lợi.
* Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp hơn mức trung bình của Thế giới, bởi vì:
Quá trình đô thị hóa diễn ra rất chậm chạp: Năm 2005 tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.
Trình độ đô thị hóa thấp;
Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp và lạc hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Các đô thị lớn vẫn còn khá ít, cả nước có 5 thành phố trực thuộc Trung Ương được coi là các đô thị lớn của cả nước.
Ngoài ra, do lịch sử nước ta bị đô hộ lâu dài, trải qua các cuộc chiến tranh lớn gây ảnh hưởng nặng nề.
Câu II:
1. Những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta:
Nước ta có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
Nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn).
Có nhiều ngư trường, với 4 ngư trường lớn (ngư trường Cà Mau – Kiên Giang; Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu; Hải Phòng – Quảng Ninh; quần đảo Hoàng Sa – quần đảo Trường Sa).
Có nhiều thuận lợi cho ngành nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước ngọt.
2. Khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta
* Hiện nay trên vùng biển của nước ta đang được khai thác các loại khoáng sản đó là:
Nghề làm muối: Phát triển mạnh nhất là ở Duyên hải NTB.
Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã và đang được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các dự án liên doanh với nước ngoài.
Ngoài ra, ở một số nơi dọc bờ biển từ Thanh Hóa tới Bà Rịa – Vũng Tàu đang tiến hành khai thác quặng Titan
* Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển, vì:
Khẳng định chủ quyền của nước ta trên biển và thềm lục địa quanh đảo (trên căn cứ Luật biển Quốc tế năm 1982).
Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới.
Khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa: tài nguyên thủy hải sản, giao thông vận tải đường biển, khoáng sản và tài nguyên du lịch. Từ đó góp phần tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước đi lên.
Câu III:
1. Vẽ biểu đồ
* Xử lý bảng số liệu ra phần trăm (%)
Ta có: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (đơn vị: %)
Năm Tổng số Chia ra
Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
2006 100 30,5 31,2 38,4
2010 100 23,3 35,5 41,2
* Tính bán kính đường tròn:
Ta qui ước như sau:
Tổng số năm 2006 là diện tích hình tròn năm 2006: S1
Tổng số năm 2010 là diện tích hình tròn năm 2010: S2
Bán kính hình tròn năm 2006 là R2006 lấy là 1,0 cm
Tính bán kính hình tròn năm 2010 là R2010
Áp dụng công thức tính diện tích hình tròn S= πR2 ta sẽ tính được bán kính hình tròn của năm 2010.
* Vẽ biểu đồ hình tròn.
Chú ý: Bán kính 2 hình tròn khác nhau, biểu đồ có đầy đủ chú giải, tên biểu đồ.
2. Nhận xét
* Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta tăng từ năm 2006 đến năm 2010 (dẫn chứng)
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi trong các thành phần kinh tế, trong đó tăng mạnh nhất là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 1,7 – 1,8 lần).
* Cơ cấu thành phần kinh tế có những chuyển biến tích cực, phù hợp:
Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta thì thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm (dẫn chứng).
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài tăng (dẫn chứng).
* Điều này là phù hợp với qui luật và chính sách phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay và sắp tới: thành phần kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng những vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Câu IV.a. Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL
Thuận lợi:
* Đất đai màu mỡ, trong đó có 3 nhóm chính đó là:
Đất phù sa ngọt: Có diện tích là 1,2 triệu ha, chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của đồng bằng, phân bố thành một dải dọc sông Tiền, sông Hậu. Thuận lợi cho trồng lúa và hoa màu.
Đất phèn: có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (chiếm 41% diện tích đồng bằng), bao gồm đất nhiều phèn, đất phèn ít và trung bình. Phân bố ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau.
Đất mặn với gần 75 vạn ha chiếm 19% diện tích đồng bằng phân bố thành vành đai ven biển Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Đất phèn và đất mặn thuận lợi cho trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, nuôi trồng thủy hải sản,…
* Khí hậu: tính chất cận xích đạo, chế độ nhiệt cao số giờ nắng trung bình là 2200 – 2700 giờ, ổn định; lượng mưa lớn (1300 – 2000 mm), tập trung vào các tháng mùa mưa, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
* Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, buôn bán, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp (các có hệ thống kênh rạch và sông Cửu Long).
* Có đường bờ biển dài, tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm…và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Khó khăn:
Thiếu nước về mùa khô, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Phần lớn diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, đất quá chặt, khó thoát nước…
Ngoài ra còn kể đến một số thiên tai khác: lũ lụt gây ngập úng, nạn thủy triều lên cao làm xâm nhập mặn, lốc xoáy, điều kiện nóng ẩm tạo ra dịch bệnh, nấm mốc,…
Câu IV.b. Sử dụng đất nông nghiệp ở Trung du miền núi nước ta.
Do đó việc sử dụng đất đai ở đây trong nông nghiệp chủ yếu dưới dạng các nương rẫy, ruộng bậc thang.
Hiện nay, nhờ đẩy mạnh việc thâm canh, tăng vụ ở những nơi có khả năng tưới tiêu (ruộng bậc thang) nên vấn đề an ninh lương thực tại chỗ được đảm bảo.
Các mô hình sản xuất nông – lâm kết hợp đang được phổ biến.
Đẩy mạnh phát triển các cùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn với sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến đang được tích cực triển khai.
Việc phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản sẽ cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng
Việc sử dụng đất hợp lí đất đai ở đây trở thành vấn đề rất quan trọng, bởi vì:
Ở trung du và miền núi của nước ta diện tích đất canh tác được trong nông nghiệp rất ít, lại rất dốc, dễ bị xói mòn, việc làm đất và thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn.
Diện tích đất canh tác được đang ngày càng bị thu hẹp do: xói mòn, đốt rừng làm rẫy, ô nhiễm môi trường, mở rộng các vùng môn hóa sản xuất, xây dựng các công trình xã hội,… đã làm nhiều diện tích đất hoang hóa trở lại.
Đây cũng là khu vực đầu nguồn của hầu hết các dòng sông ở nước ta, do đó đất đai, rừng bị tàn phá làm cạn kiệt nguồn nước, dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
Đất đai ở miền núi và trung du là địa bàn quan trọng, tư liệu sản xuất của nông lâm nghiệp vùng núi, là địa bàn cư trú, sinh sống của các dân tộc ít người và nơi xây dựng các công trình an ninh quốc phòng của cả nước.